9 Bước để trở thành Data Analyst dù không có kinh nghiệm
Dữ liệu đang dần trở nên phổ biến hơn và mở ra nhiều cơ hội việc làm. Một số chuyên gia ở các lĩnh vực khác thắc mắc rằng liệu họ có thể trở thành Data Analyst khi không có kinh nghiệm trước đó. Trên thực tế, điều này sẽ gặp nhiều khó khăn và bạn phải kết hợp giữa việc tự học, phát triển kỹ năng,.... Đây là những bước để bắt bắt đầu và dấn thân vào vai trò Data Analyst.
1. Hiểu rõ những vai trò và trách nhiệm của một Data Analyst
Bước đầu tiên để bạn đảm đương vai trò này là hiểu rõ những trách nhiệm trong công việc. Data Analyst là người chịu trách nhiệm diễn giải và biến dữ liệu thành các thông tin có giá trị để cải thiện hiệu suất kinh doanh. Data Analyst sẽ tiến hành thu thập thông tin từ nhiều nguồn và phân tích các mô hình, xu hướng cũng như mối tương quan.
2. Trang bị những kỹ năng cần thiết cho công việc
Data Analyst là người cần trang bị nhiều kỹ năng bao gồm cả kỹ năng trong công việc và kỹ năng mềm. Đối với nhu cầu công việc, thông thường, một Data Analyst sẽ cần những công cụ sau:
Thống kê và Toán học: Dù không phải là một chuyên gia nhưng việc hiểu các khái niệm cơ bản rất quan trọng trong công việc phân tích dữ liệu. Ngôn ngữ lập trình: Python và R là những ngôn ngữ lập trình phổ biến nhất trong phân tích dữ liệu và phân tích thống kê. Trực quan hóa và báo cáo dữ liệu: Tableau và Power BI là những công cụ tốt nhất để biến dữ liệu thô thành các trực quan hấp dẫn.
SQL và Cơ sở dữ liệu: SQL được xem là bắt buộc với các Data Analyst, người thường xuyên làm việc với cơ sở dữ liệu. Microsoft Excel: Một công cụ quen thuộc để tạo bảng, phân tích bằng các hàm, vẽ biểu đồ,....
3. Tham gia các dự án cá nhân hoặc tình nguyện
Trong giai đoạn bắt đầu, điều quan trọng của một Data Analyst là phải áp dụng những gì đã học. Bạn nên tham gia vào bất kỳ dự án nào nhận được dù đó là dự án cá nhân hay tình nguyện. Bạn cũng có thể tham gia vào các cuộc thi để ghi dấu trong hồ sơ xin việc của mình. Việc gia nhập nhiều cộng đồng cũng mở ra cơ hội để bạn xây dựng mạng lưới của riêng mình.
4. Xây dựng danh mục đầu tư của riêng bạn
Ngay từ những ngày đầu tiên, bạn nên tạo một danh mục đầu tư để giới thiệu về các dự án và phân tích của mình. Đó có thể là kho lưu trữ GitHub, blog cá nhân hoặc trang web có thể cho phép bạn chia sẻ về các dự án, kiến thức và phương pháp của mình. Danh mục đầu tư hay portfolio thể hiện khả năng trích xuất những hiểu biết sâu sắc có ý nghĩa từ dữ liệu và cách bạn sử dụng các công cụ cũng như kỹ thuật phân tích dữ liệu.
5. Kết nối với các chuyên gia và tìm một người cố vấn
Bạn có thể kết nối với các chuyên gia thông qua các nền tảng như LinkedIn, Facebook hay Twitter. Ngoài ra, bạn nên tìm cho mình một người cố vấn để cung cấp hướng dẫn, phản hồi về dự án của bạn và có thể giới thiệu dự án hoặc công việc cho bạn.
6. Tham gia các chương trình đào tạo chính quy
Data Analyst là vai trò không thực sự cần nhiều bằng cấp. Tuy nhiên, các khóa học liên quan đến khoa học dữ liệu, khoa học máy tính, thống kê hoặc lĩnh vực liên quan có thể cho bạn những kiến thức hữu ích. Ngoài ra, bạn cũng nên bổ sung chứng nhận từ các khóa học phân tích dữ liệu. Điều này sẽ tăng thêm giá trị cho hồ sơ xin việc của bạn trong tương lai.
Tham khảo: Khóa học phân tích dữ liệu cho người mới bắt đầu
7. Làm việc ở các vị trí cấp độ đầu vào hoặc thực tập sinh
Điểm khởi đầu lý tưởng cho bạn là các chức danh công việc như “Junior Data Analyst,” “Data Technician,” hoặc “Analytics Assistant”. Bạn đừng quên điều chỉnh sơ yếu lý lịch để làm nổi bật các kỹ năng phân tích, dự án và các khóa học hay chứng chỉ liên quan. Bạn có thể chia sẻ về những trải nghiệm hay cách mà bạn đã ứng dụng dữ liệu trong công việc hiện tại của mình.
8. Chuẩn bị kỹ lưỡng cho cuộc phỏng vấn
Bạn nên viết ra giấy những gì mình sẽ trình bày trong cuộc phỏng vấn. Bạn có thể thực hành trước đối với những câu hỏi thường gặp về kiến thức, kỹ năng thống kê, phân tích, lập trình,.... Một số bài kiểm tra miễn phí cũng rất hữu ích để tìm ra điều bạn còn thiếu và cần bổ sung.
9. Không ngừng học tập và phát triển chuyên môn
Phân tích dữ liệu là một lĩnh vực có tốc độ phát triển nhanh chóng. Do đó, điều quan trọng là phải tiếp tục học hỏi các công cụ, công nghệ và phương pháp mới. Bạn cũng nên tham gia vào các diễn đàn, tham dự hội thảo và các khóa học để cập nhật những xu hướng và tiến bộ của ngành.
Việc trở thành Data Analyst đang dần phổ biến hơn tại Việt Nam. Tuy nhiên, không phải cá nhân nào cũng có kinh nghiệm từ trước. Vì thế, các bạn có thể tham khảo các bước trên đây để có những bước đầu tiên trên chặng đường của một Data Analyst. Đừng quên đón xem các bài viết mới nhất sẽ được cập nhật thường xuyên tại BAC's Blog.
All rights reserved
Bình luận